Nhiệt.vn
  • Sức khỏe – Làm đẹp
    • Chăm Sóc Da
    • Giảm Cân
    • Sinh Lý
    • Lông & Tóc
    • Chăm Sóc Vòng 1
    • Mỡ máu
    • Tiêu Hóa
    • Thực phẩm chức năng
  • Mẹ & Bé
  • Thời Trang
  • Đồ gia dụng
  • Công nghệ
  • Mẹo Vặt
  • Toplist
    • Hà Nội
    • Sài Gòn
    • Đà Nẵng
    • Thương hiệu
  • Xe Cộ
  • Tiểu Sử
  • Sức khỏe – Làm đẹp
    • Chăm Sóc Da
    • Giảm Cân
    • Sinh Lý
    • Lông & Tóc
    • Chăm Sóc Vòng 1
    • Mỡ máu
    • Tiêu Hóa
    • Thực phẩm chức năng
  • Mẹ & Bé
  • Thời Trang
  • Đồ gia dụng
  • Công nghệ
  • Mẹo Vặt
  • Toplist
    • Hà Nội
    • Sài Gòn
    • Đà Nẵng
    • Thương hiệu
  • Xe Cộ
  • Tiểu Sử
No Result
View All Result
Nhiệt.vn
No Result
View All Result
Home Khỏe & Đẹp Mỡ máu

Top 6 loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất hiện nay

Thiện Hồ by Thiện Hồ
in Mỡ máu
0
5/5 - (2 bình chọn)

Trong xã hội hiện nay thì việc ăn uống nhiều thực phẩm với hàm lượng chất béo và thuốc tăng trưởng cao thì hiện tượng mỡ trong máu xuất hiện khá nhiều. Do đó khi mắc bệnh này các bạn cần phải tìm các loại thuốc tốt nhất để làm giảm lượng mỡ trong máu. Tuy nhiên cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lí để điều trị bệnh. Hôm nay Hottrend sẽ giới thiệu đến bạn top 6 loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất.

Tóm tắt nội dung ẩn
Tìm hiểu về hiện tượng mỡ trong máu phổ biến hiện nay
Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu
Phân loại các giai đoạn bệnh máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ độ 1
Máu nhiễm mỡ độ 2
Máu nhiễm mỡ độ 3
Tại sao cần dùng thuốc giảm mỡ máu?
Loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất – Nhóm thuốc Statin
Loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất – Nhóm thuốc Fibrat
Loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất – Niacin
Loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất – Bài thuốc từ cà rốt
Loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất – Bài thuốc từ cây Atiso
Loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất – Bài thuốc từ tỏi tươi
Những lưu ý khi dùng thuốc giảm mỡ máu
Hướng dẫn chọn mua thuốc giảm mỡ máu tốt nhất

Tìm hiểu về hiện tượng mỡ trong máu phổ biến hiện nay

Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu

Bệnh mỡ máu thường xảy ra ở những người có lối sống sinh hoạt không lành mạnh như lười vận động, người thừa cân béo phì, người hút thuốc lá, uống rượu bia đặc biệt là thường xuyên ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo cũng như mỡ động vật.

Ngoài ra, bệnh mỡ máu cũng có thể xảy ra do di truyền, liên quan đến gen hoặc đột biến. Nó sẽ có tác động trực tiếp lên việc chuyển hóa cholesterol, nhất là nhóm LDL từ đó khiến hàm lượng mỡ trong máu tăng cao.

Phân loại các giai đoạn bệnh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ độ 1

Ở giai đoạn này, người bệnh không có biểu hiện nghiêm trọng, chỉ xuất hiện một số biểu hiện nhẹ như: người hơi mệt mỏi, đau đầu nhẹ, thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng nhưng lại có dấu hiệu tăng cân nhanh đồng thời tăng số đo vòng 2,…

Trong giai đoạn này, các chỉ số máu cũng chỉ tăng nhẹ cho với bình thường và vẫn nằm trong khoảng an toàn. Vì thế sẽ khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên nếu ngăn chặn các dấu hiệu và điều trị sớm ở giai đoạn này, sẽ dễ đưa máu về trạng thái bình thường nếu có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, điều trị sớm theo phác đồ của bác sĩ, ngăn chặn được các biến chứng sau này.

Máu nhiễm mỡ độ 2

Trong giai đoạn này, các triệu chứng bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn như tức ngực, khó thở, tê bì chân tay, đôi khi mắt có hiện tượng mờ hoặc nhìn không rõ, nhanh mệt khi làm việc nặng nhọc và bị mất tập trung khi làm các công việc trí óc,…

Các chỉ số khi xét nghiệm ở giai đoạn này đã vượt mức an toàn khá cao. Điều trị ở giai đoạn này cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Người bệnh trong giai đoạn này cần kết hợp chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ, và cần đến các loại thuốc bổ trợ để tránh hiện tượng mỡ máu tiếp tục tăng cao.

Máu nhiễm mỡ độ 3

Đây là giai đoạn mà các triệu chứng biểu hiện rất rõ và đã trở nặng như: các cơn đau co thắt ngực, rối loạn nhịp tim, chóng mặt, chướng bụng, khó thở,… Giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh liên quan đến bệnh tim mạch cũng xuất hiện nhiều như xơ vữa động mạch, tắc mạch máu do các cục máu đông, suy tim hoặc các biến chứng khác như suy tim, tiểu đường, huyết áp cao,… Các triệu chứng trên xuất hiện đồng thời có thể đe dọa tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào.

Ở giai đoạn này người bệnh cần thăm khám thường xuyên để theo chế độ dinh dưỡng, thuốc cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ, tích cực tập thể dục rèn luyện sức khỏe nhằm hạ mỡ máu về mức ổn định hơn, tránh các biến chứng xảy ra đột ngột như đột quy, suy tim gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Tại sao cần dùng thuốc giảm mỡ máu?

Khi máu ở trạng thái bình thường sẽ chứa cholesterol toàn phần < 5.2 mmol/l, LDL- cholesterol < 3.3 mmol/l, Triglyceride < 2.2 mmol/l và HDL- Cholesterol > 1.3 mmol/l. Khi làm các loại xét nghiệm với máu, các chỉ số cholesterol, LDL- Cholesterol, Triglyceride cao hơn mức bình thường nêu trên, tức là bạn đang có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu hoặc đã mắc bệnh mỡ máu tùy theo mức độ tăng của các loại chất này. 

Khi lượng mỡ máu tăng cao, bạn có nguy cơ mắc các bệnh cực kỳ nguy hiểm liên quan đến các bộ phận nội tạng khác trong cơ thể như:

  • Bệnh viêm tụy: khi hàm lượng triglyceride quá cao trong máu sẽ gây hiện tượng sưng tuyến tụy, từ đó gây ra biến chứng như: đau bụng dữ dội kèm đi ngoài, sốt, khó thở, thở nhanh, nhịp tim tăng nhanh,… Và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu dịch tiêu hóa bị rò ra bên ngoài tuyến tụy.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh mỡ máu có mối liên hệ với nhau, và đặc biệt liên hệ với những người có nguy cơ huyết áp cao. Từ máu nhiễm mỡ, bạn có thể bị bệnh tiểu đường loại 2 và ngược lại, khi gặp phải các triệu chứng của tiểu đường loại 2, rất có thể bạn đang mắc phải bệnh mỡ máu. Vì thế, bạn nên đi khám thường xuyên để kiểm soát hai loại bệnh này, đều là những chứng bệnh vô cùng gây hại lên sức khỏe.
  • Bệnh gan: Gan là nơi đào thải các chất độc bao gồm cả các chất như Triglyceride. Khi hàm lượng mỡ máu tăng cao kéo theo lượng triglyceride tăng cao sẽ làm tăng nguy có gan nhiễm mỡ, từ đó gây ra các bệnh mãn tính cho gan như xơ gan hay nguy hiểm hơn là ung thư gan.
  • Bệnh tim mạch: đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch cho con người do hàm lượng triglyceride tăng cao gây ra các rối loạn chuyển hóa dạng nặng trong cơ thể
  • Đột quỵ:Khi máu nhiễm mỡ, các mạch máu cung cấp cho não sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây ra khả năng đột quỵ rất cao
  • Đau và tê chân: mỡ máu tăng cao gây hiện tượng xuất hiện lớp chất trong lòng động mạch, máu khi chảy đến chân sẽ dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này sẽ gây cảm giác tê chân đặc biệt là lúc hoạt động, đồng thời tăng khả năng bị các bệnh ở chân như nhiễm trùng chân, bàn chân,…

Vì thế, để ngăn ngừa các biến chứng có hại, bạn cần cải thiện được lượng mỡ máu trong cơ thể bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt đồng thời sử dụng các loại  thuốc hạ mỡ máu.

Loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất – Nhóm thuốc Statin

Statin là nhóm thuốc hạ mỡ máu số 1 được các bác sĩ chỉ định đối với bệnh nhân rối loạn mỡ máu. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh nhóm thuốc này có tác dụng tốt trong phòng ngừa biến chứng của bệnh mỡ máu.

Thuốc Tây Giảm Mỡ Máu Tốt Nhất – Thuốc Statin

Nhóm thuốc này được kết thúc bằng đuôi “statin”:

  • Simvastatin hay còn gọi là Zocor;
  • Atorvastatin hay còn gọi là Lipitor;
  • Rosuvastain hay còn gọi là Cretor.

Bên cạnh ưu điểm thì người bệnh cũng cần chú ý tác dụng phụ của thuốc, sử dụng lâu dài có thể gặp phải tình trạng: Rối loạn tiêu hóa, đau cơ, tổn thương gan, mất trí nhớ, tiểu đường type 2,…Khi sử dụng nhóm thuốc, người bệnh cần phải lưu ý tránh phối hợp thuốc với những loại trái cây như cam, bưởi, chanh, quất,…

Giá cả

  • Đối với dòng Atorvastatin 10mg có giá 100.000/hộp 10 vỉ/10 viên
  • Đối với dòng Atorvastatin 20mg có giá 170.000/hộp 10 vỉ/10 viên
  • Đối với dòng Simvastatin 10mg có giá 75.000 hộp 2 vỉ/15 viên
  • Đối với dòng Simvastatin 10mg có giá 120.000 hộp 2 vỉ/15 viên

Loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất – Nhóm thuốc Fibrat

Fibrat là cũng là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh mỡ máu cao, có tác dụng giảm triglycerdis, LDL, tăng HDL. Thuốc này có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với những loại thuốc hạ mỡ máu khác.

Dấu hiệu để nhận biết nhóm thuốc này chính là các tên thuốc đều kết thúc bằng đuôi “Fibrat”:

  • Fenofibrat hay còn gọi là Lypanthyl;
  • Ciprofibrat hay còn gọi là Lipanor;
  • Berafibrat hay còn gọi là Beralip;

Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ của thuốc: Táo bón, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, ảnh hưởng tới gan, thận, mật,…. Đặc biệt, nếu sử dụng nhóm thuốc này kết hợp với nhóm thuốc statin sẽ làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ.

Giá cả: 55.000/hộp

Loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất – Niacin

Niacin là vitamin nhóm B có tác dụng tốt trong điều trị bệnh mỡ máu. Bạn đọc có thể tìm nhóm thuốc này trong các hiệu thuốc dược  như: Niapan, Nicoar,… mà không cần đơn của bác sĩ.

Thuốc Tây Giảm Mỡ Máu Tốt Nhất – Thuốc Niacin

Ngoài ra, cũng có thể bổ sung nhóm vitamin B trong các thực phẩm: Súp lơ, cà chua, rau chân vịt, cà rốt, hạnh nhân,…

Giá cả: Niacin 500mg – Thuốc hạ cholesterol máu- Lọ 250 viên giá 300.000

Loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất – Bài thuốc từ cà rốt

Cà rốt là 1 trong những thực phẩm có tác dụng giảm LDL – Cholesterol, triglycerid và làm tăng HDL – Cholesterol. Cháo cà rốt là một trong những món ăn bổ dưỡng làm hạ mỡ máu hiệu quả.

Uống nước sinh tố hoặc ăn cháo cà rốt mỗi ngày chính là phương pháp hạ mỡ máu an toàn và hiệu quả.

Loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất – Bài thuốc từ cây Atiso

Atiso được xem như một bài thuốc hạ mỡ tốt nhất trong dân gian. Các hoạt chất có trong Atiso có tác dụng ức chế tổng hợp Cholesterol xấu trong máu và đẩy nhanh quá trình phân hủy loại chất này.

Quy tình thực hiện bài thuốc:

Cho 10g Atiso đã qua sấy khô vào bình, đổ nước sôi vào tráng qua giống và đổ đi nước như pha chè.

  • Rót vào bình 2 lít nước sôi, sau đó chắt lấy nước.
  • Uống hằng ngày thay cho nước chè giúp giảm mỡ màu hiệu quả.

Loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất – Bài thuốc từ tỏi tươi

Một số nghiên cứu khoa học gần đây cho biết, tỏi là thực phẩm có tác dụng hạ mỡ máu hiệu quả. Thành phần hợp chất Sulfide trong tỏi có tác dụng ức chế sự hấp thụ cholesterol qua màng ruột đồng thời đào thải cholesterol dư thừa qua con đường bài tiểu.

hình ảnh Top 6 loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất hiện nay - số 1

Để áp dụng bài thuốc này, người bệnh chỉ cần nhai 2-3 tép tỏi mỗi ngày hoặc bổ sung tỏi trong những bữa ăn hàng ngày.

Những lưu ý khi dùng thuốc giảm mỡ máu

Thuốc hạ mỡ máu hiện nay có 4 loại chính là: Nhóm thuốc Statin, Nhóm thuốc Fibrat, Nhóm thuốc Renin gắn acid mật và nhóm thuốc Niacin

  • Nhóm thuốc Statin: đây là nhóm thuốc dựa trên hoạt động ức chế men khử  HMG-CoA Reductase hạn chế quá trình sinh tổng hợp Cholesterol ở tế bào, giảm cholesterol toàn phần và LDL-c. Đây là thuốc hạ mỡ máu được sử dụng phổ biến nhất giúp hạ nhanh cholesterol toàn phần, triglyceride, ổn định mảng xơ vữa… Do statin được chuyển hóa qua gan nên cũng gây nhiều tác dụng phụ như tăng men gan, hoại tử cơ vân, đau nhức đầu
  • Nhóm thuốc Fibrat: đây là nhóm thuốc có tác dụng hạn chế sinh tổng hợp cholesterol, đặc biệt là triglyceride phù hợp với người mỡ máu cao từ lâu hoặc chỉ số triglyceride tăng cao. Có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với những thuốc hạ mỡ máu khác. Loại thuốc này gây nhiều tác động đến thận, làm suy giảm chức năng, gây sỏi thận, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây đầy hơi, khó tiêu…
  • Nhóm thuốc Renin gắn acid mật: hoạt động trên cơ chế làm tăng chuyển hóa cholesterol sang acid mật trong gan, giúp làm giảm lượng dự trữ cholesterol ở gan và làm tăng hoạt tính của thụ thể lipopotein tỷ trọng thấp (LDL) trong gan. Nhóm thuốc này sẽ làm giảm LDL-c và tăng HDL-c. Tuy nhiên chúng sẽ làm tăng nhẹ chỉ số triglyceride, gây phản ứng táo bón, buồn nôn, nóng ruột… Do đó, khi sử dụng phải kết hợp cùng thuốc khác và không uống khi triglycerid tăng cao.
  • Nhóm thuốc Niacin là một loại vitamin tan trong nước có khả năng ức chế gan sản xuất lipoprotein. Từ đó làm giảm LDL-c và tăng HDL-c trong máu. Ở hầu hết các bệnh nhân uống nhóm thuốc Niacin sẽ gặp cảm giác bừng đỏ mặt, ngoài ra còn gây ảnh hưởng tới dạ dày, tăng men gan, tăng huyết áp, mất ngủ…

Có thể thấy, bất kỳ nhóm thuốc nào điều trị mỡ máu đều có tác dụng phụ. Vì thế, khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu bạn cần có những lưu ý sau đây:

  • Sử dụng thuốc theo đúng liều chỉ định của bác sĩ
  • Thăm khám và xét nghiệm đầy đủ trước khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không lạm dụng hay sử dụng các loại thuốc theo những người bệnh có chứng bệnh tương tự
  • Trong quá trình sử dụng thuốc cần có sự kiểm soát gắt gao của bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng và điều chỉnh liều lượng khi cần thiết
  • Để lượng mỡ máu ổn định lâu dài, khi sử dụng thuốc cần kèm theo các loại thức ăn có chứa thành phần giúp hạ mỡ máu, hạn chế đồ ăn có hại đông thời tập thể dục thể thao thường xuyên. 
  • Trong quá trình sử dụng thuốc tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các chất kích thích, tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Hướng dẫn chọn mua thuốc giảm mỡ máu tốt nhất

Để chọn mua thuốc hạ mỡ máu tốt nhất đồng thời đạt hiệu quả cao khi sử dụng, cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Về xuất xứ: khi chọn sản phẩm thuốc hạ mỡ máu, bạn nên xem kỹ xuất xứ và nhà sản xuất. Đây là sản phẩm thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, vì thế bạn nên chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tránh làm hại đến sức khỏe của mình
  • Vấn đề về kết hợp thuốc: khi chọn mua thuốc, bạn cũng nên tìm hiểu loại thuốc đó thuộc loại nào để có cách sử dụng và liều dùng phù hợp. Có thể kết hợp hai loại thuốc ở hai nhóm khác nhau nếu thấy cần thiết. Sự kết hợp tốt nhất được khuyên dùng là statin và niacin
  • Theo dõi khi dùng thuốc: khi sử dụng thuốc nên theo dõi các chỉ số máu trước và sau khi sử dụng. Nếu trong vòng hai tháng điều trị mà không mang lại kết quả khả quan thì nên đổi loại thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng bổ sung

Cuộc sống hiện tại có rất nhiều các bệnh lý liên quan tới các thói quen hằng ngày, nếu không điều trị kịp thời và để đến lâu dài sẽ có những hậu quả khôn lường. Và mỡ máu là một trong những bệnh thường gặp trong số đó do chế độ ăn nhiều dầu mỡ, thiếu vận động,… Để điều trị mỡ máu, chúng ta cần tìm kiếm các loại thuốc hạ mỡ máu tốt nhất để sử dụng, cải thiện dần tình trạng này nhằm bảo vệ sức khỏe vì bệnh mỡ nhiễm máu khá nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta. Do đó các bạn cần thận trọng hơn trong việc ăn uống hằng ngày. Hãy có chế độ ăn uống hợp lí, khoa học. Hi vọng là với top 6 loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất trên đây sẽ giúp bạn giảm được lượng mỡ trong máu đáng kể. Nhanh tay lưu lại nhé!

Related Posts

hình ảnh “Tất tần tật” về viên uống Hapanix có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu - số 2
Thực phẩm chức năng

“Tất tần tật” về viên uống Hapanix có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu

Tháng Sáu 30, 2020
hình ảnh Top 4 cách giảm mỡ máu bằng vỏ bưởi dễ làm hiệu quả cao - số 3
Mỡ máu

Top 4 cách giảm mỡ máu bằng vỏ bưởi dễ làm hiệu quả cao

Tháng Tư 26, 2019
hình ảnh Top 4 Thuốc Giảm Mỡ Máu Của Úc An Toàn Hiệu Quả - số 4
Mỡ máu

Top 4 Thuốc Giảm Mỡ Máu Của Úc An Toàn Hiệu Quả

Tháng Năm 6, 2019
hình ảnh Top 5 thuốc giảm mỡ máu của Mỹ hiệu quả và tin dùng - số 5
Mỡ máu

Top 5 thuốc giảm mỡ máu của Mỹ hiệu quả và tin dùng

Tháng Bảy 2, 2020
Bài thuốc dân gian chữa bệnh mỡ máu
Mỡ máu

Top 8 bài thuốc dân gian chữa mỡ máu an toàn hiệu quả nhất

Tháng Tư 26, 2019
hình ảnh Top 6 loại thuốc uống cho người bị máu nhiễm mỡ hiệu quả - số 6
Mỡ máu

Top 6 loại thuốc uống cho người bị máu nhiễm mỡ hiệu quả

Tháng Tư 26, 2019

Mới nhất

Script Timer Tool – Words to Time Calculator

Tháng Một 4, 2023
hình ảnh Nhức nhối vấn nạn thông tin giả “trồng sâm Ngọc Linh trên miệng” - số 7

Nhức nhối vấn nạn thông tin giả “trồng sâm Ngọc Linh trên miệng”

Tháng Ba 1, 2022
may-khu-mui-markel

Review máy khử mùi Markel có tốt không, mua ở đâu chính hãng?

Tháng Tám 6, 2020
serum-vang-24k-navacos

[Vạch trần] Serum vàng 24K Navacos có tốt không?

Tháng Tám 6, 2020
dinh-tam-an-giac

[Review] Định Tâm An Giấc chữa mất ngủ có tốt không?

Tháng Tám 6, 2020

GIỚI THIỆU

Mang đến cho bạn đọc các bài viết đánh giá, review loại sản phẩm tốt nhất trong các lĩnh vực thời trang, sức khoẻ, làm đẹp, & công nghệ. Các bài viết tư vấn mua sắm tại đây chắc chắn sẽ giúp bạn dễ dàng dưa ra quyết định hơn khi mua sắm online.

Các bài viết tại Nhiet.vn chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi chọn mua bất kỳ sản phẩm nào liên quan đến sức khỏe, thực phẩm chức năng.

Mọi thông tin lấy từ website này cần phải ghi rõ nguồn từ Nhiet.vn.

DMCA.com Protection Status

HỖ TRỢ

Bản quyền

Chính sách bảo mật

Hợp tác

Sitemap

Về chúng tôi

Điều khoản

ĐỐI TÁC

Foot.vn

CHÍNH SÁCH TIẾP THỊ LIÊN KẾT

Một điều bạn cần chú ý, Nhiet.vn là partner của các network affiliate hàng đầu Việt Nam như Accesstrade, Adflex.., đây là các chương trình quảng cáo tiếp thị liên kết giúp cho chủ sở hữu trang web có thu nhập bằng cách giới thiệu liên kết từ Shopee, Tiki, Lazada... và bất kỳ trang web nào là đối tác của những network này. Đặc biệt, chúng tôi không tiếp thị bất cứ sản phẩm nào cho trẻ em dưới 13 tuổi.

Lợi nhuận từ các liên kết này giúp trả chi phí sản xuất nội dung của chúng tôi và đảm bảo rằng trang web luôn luôn là miễn phí cho bạn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng tôi phải ưu ái cho các sản phẩm của Accesstrade, Adflex hay bất kỳ công ty nào khác. Cách chúng tôi đánh giá sản phẩm đều dựa trên tiêu chuẩn khách quan và chân thực nhất. Mặc dù đội ngũ biên tập của chúng tôi chèn liên kết vào các trang nhưng cách đánh giá sản phẩm không dựa trên doanh thu của sản phẩm đó và cá nhân họ không được hưởng lợi từ việc đó.

No Result
View All Result
  • Sức khỏe – Làm đẹp
    • Chăm Sóc Da
    • Giảm Cân
    • Sinh Lý
    • Lông & Tóc
    • Chăm Sóc Vòng 1
    • Mỡ máu
    • Tiêu Hóa
    • Thực phẩm chức năng
  • Mẹ & Bé
  • Thời Trang
  • Đồ gia dụng
  • Công nghệ
  • Mẹo Vặt
  • Toplist
    • Hà Nội
    • Sài Gòn
    • Đà Nẵng
    • Thương hiệu
  • Xe Cộ
  • Tiểu Sử

Copyright © 2012 - 2017, JNews - Premium WordPress news & magazine Jegtheme.