Trẻ biếng ăn chậm tăng cân là tình trạng khá phổ biến, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân từ đâu dẫn đến để có cách khắc phục phù hợp.
Nhận biết dấu hiệu trẻ biếng ăn, tăng cân chậm
Biếng ăn, kém tăng cân là tình trạng trẻ mất cảm giác thèm ăn, chán ăn, ăn không đủ lượng thức ăn theo nhu cầu của cơ thể; thường gặp ở trẻ từ 1-6 tuổi. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Ăn ít hơn ½ khẩu phần so với các bạn cùng lứa.
- Mỗi bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.
- Thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt. Hoặc nhìn thấy thức ăn là chạy trốn, khóc lóc.
- Cân nặng nhẹ hơn (khoảng 20%) so với chuẩn chung, thậm chí là không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền.
Biếng ăn khiến trẻ chậm tăng cân, kém phát triển về thể chất.
Nguyên nhân khiến bé lười ăn, tăng cân chậm
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ, cụ thể:
Chế độ ăn uống không hợp lý: Trẻ ăn quá no trong một bữa hoặc mẹ pha sữa bằng nước cháo, nước hầm xương… có thể gây khó tiêu, chướng bụng, táo bón, từ đó trẻ biếng ăn, sợ ăn.
Rối loạn tiêu hóa: Ở trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 2 tuổi, do hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa khi thay đổi chế độ ăn đột ngột, thức ăn không hợp vệ sinh, loạn khuẩn đường ruột.
Thiếu hụt các vi khoáng chất: Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân còn xuất phát do không được cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu khiến thức ăn không được chuyển hóa, khó hấp thu.
Thức ăn không hợp khẩu vị: Cách chế biến thức ăn của mẹ không hợp khẩu vị, thực đơn không đa dạng, thường xuyên lặp đi lặp lại một món sẽ khiến bé dễ bị chán ăn.
Một số nguyên nhân khác: Trong vài trường hợp, trẻ bỏ ăn là do mải chơi, thường xuyên ăn vặt sát giờ cơm hoặc do bị quát mắng mỗi lúc không muốn ăn hay ăn chậm.
Bầu không khí căng thẳng trong bữa ăn làm trẻ sợ ăn và dẫn tới chứng biếng ăn.
Trẻ biếng ăn kéo dài có ảnh hưởng như thế nào?
Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thường có xu hướng phát triển chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa, thậm chí là rối loạn tăng trưởng, còi xương. Chưa kể, hiện tượng trẻ bỏ ăn kéo dài còn làm suy giảm đề kháng và miễn dịch, không đủ sức chống đỡ với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp, tiêu chảy…
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn chậm tăng cân?
Sau khi đã xác định nguyên nhân trẻ biếng ăn, cha mẹ cần có kế hoạch giúp con ăn uống ngon miệng và hấp thu đầy đủ dưỡng chất.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối
Để trẻ luôn cảm thấy hào hứng mỗi khi đến giờ ăn, phụ huynh cần cân chỉnh khẩu phần ăn theo nhu cầu ở mỗi độ tuổi. Bên cạnh đó, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày với hàm lượng vừa phải, tránh nhồi nhét các món ăn cùng lúc.
Chọn sữa công thức dễ tiêu hóa – dễ hấp thu
Đây là giải pháp giúp trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất, tránh các vấn đề về tiêu hóa. Từ đó phát triển đạt chuẩn về cân nặng và chiều cao. Sữa Friso Gold với đạm sữa nhỏ, mềm tự nhiên nhờ ứng dụng quy trình hiện đại Chỉ Xử Lý Nhiệt 1 Lần, cho bé dễ dàng tiêu hóa. Kết hợp cùng thành phần chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides, giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, hỗ trợ trẻ hấp thu nhanh các dưỡng chất.
Tăng cường thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất cần thiết
Nếu không biết trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để ăn khỏe, tăng cân đều, mẹ đừng bỏ qua các thực phẩm giàu Kẽm (hải sản, thịt gà, đậu xanh, hạnh nhân), Lysine (đậu nành, hạt bí ngô, cá ngừ), vitamin B (đậu phộng, phô mai, cá hồi), vitamin C (cam, cà chua, bông cải xanh)…
Hấp thu vitamin và khoáng chất trong thực phẩm giúp kích thích vị giác trẻ ăn ngon hơn.
Đa dạng món ăn và trình bày đẹp mắt
Trong khi việc đa dạng món ăn giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, thì trang trí món ăn sinh động, màu sắc bắt mắt sẽ tạo cho trẻ cảm giác hào hứng mỗi khi ngồi vào bàn ăn.
Khuyến khích bé vận động
Vận động mỗi ngày sẽ khiến bé tiêu hao nhiều năng lượng, từ đó dễ có cảm giác đói, ăn ngon miệng hơn. Nếu bé còn nhỏ, cha mẹ có thể massage xung quanh vùng bụng để kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa.
Ngoài ra, bố mẹ nên tập cho trẻ ăn đúng giờ, không ăn quà vặt trước giờ cơm, tránh bắt ép trẻ ăn… Việc này vừa giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống đúng cữ, vừa không bị quá no và luôn mong chờ đến bữa ăn tiếp theo.
Khi trẻ biếng ăn chậm tăng cân, điều quan trọng hơn hết là cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách giải quyết hợp lý. Các bậc phụ huynh cần tránh rơi vào tâm lý lo lắng, hoang mang vì dễ dẫn đến những hành động sai lầm làm cho trẻ càng biếng ăn hơn.