Hiện nay, mái che lấy sáng được xem là một giải pháp kiến trúc tối ưu hóa không gian. Vậy loại vật liệu lợp mái che lấy sáng nào được sử dụng phổ biến nhất? Những ưu và nhược điểm của chúng như thế nào? Tham khảo bài viết sau để tìm lời giải cho các thắc mắc trên!
Mái che lấy sáng được sử dụng làm mái che hiên, che cửa sổ, hành lang hoặc lối đi ngoài trời
Mái che lấy sáng là gì?
Mái che lấy sáng có ứng dụng quen thuộc trong việc che mưa, che nắng cho ngôi nhà và các công trình xây dựng khác. Mái che được sản xuất từ các tấm lấy sáng, được lắp đặt tại sân chơi thể dục – thể thao, hồ bơi, quán cà phê, trung tâm thương mại,… giúp mang đến nguồn sáng tự nhiên cho không gian.
Những mái che lấy sáng này có tính ứng dụng cao, là một vật liệu thay thế cho mái che bằng kim loại truyền thống hoặc kính. Chúng thân thiện với môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và giúp tiết kiệm năng lượng điện.
Hiện nay, mái che lấy sáng được sản xuất với nhiều vật liệu với những ưu, nhược điểm khác nhau. Các loại vật liệu có thể kể đến như: nhựa polycarbonate, composite, mica và kính cường lực.
Top 4 vật liệu lợp mái che lấy sáng
Tấm lấy sáng polycarbonate
Tấm nhựa thông minh polycarbonate được làm từ nhựa tổng hợp và được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Tấm poly được dùng để làm mái che lấy sáng thường là tấm poly đặc ruột và tấm poly rỗng ruột.
Ưu điểm của tấm nhựa trong suốt lấy sáng polycarbonate có thể kể đến như sau:
- Khả năng lấy sáng từ 80% – 90%.
- Chịu được nhiệt độ từ -40oC đến 120oC và cách nhiệt hiệu quả.
- Độ bền cao gấp 250 lần kính thường, gấp 30 lần kính thủy tinh và khoảng 2 – 20 lần kính cường lực.
- Tuổi thọ của sản phẩm có thể lên đến 25 năm.
- Có nhiều màu sắc nên mang tính thẩm mỹ cao.
- Trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với kính cường lực có cùng kích thước nên dễ dàng vận chuyển và lắp đặt.
Tấm nhựa trong suốt được sử dụng nhiều bởi khả năng lấy sáng tối ưu nhất
Ngoài ra, vật liệu polycarbonate cũng có một số nhược điểm sau:
- Khả năng lấy sáng không cao bằng kính cường lực từ 10% – 15%.
- Vật liệu dễ trầy xước trong quá trình lắp đặt.
Tấm lấy sáng composite
Mái che từ vật liệu composite cũng nhận được nhiều sự tin tưởng và đánh giá cao từ người tiêu dùng. Composite là vật liệu được cấu tạo từ nhựa tổng hợp và sợi thủy tinh.
Một số ưu điểm nổi bật của mái che lấy sáng composite như sau:
- Khả năng lấy sáng cho không gian lên đến 85%.
- Có khả năng chịu nhiệt từ -30oC đến 120oC.
- Khả năng cách âm tốt, giảm thiểu tiếng ồn.
- Có khả năng chống oxy hóa cũng như không bị axit ăn mòn.
Bên cạnh đó, tấm lấy sáng composite có những nhược điểm sau đây:
- Khả năng lấy sáng vẫn chưa được tối ưu như kính cường lực.
- Vật liệu này khó tái chế nên rất dễ trở thành phế phẩm nếu không được sử dụng.
Tấm lấy sáng mica
Tấm lấy sáng mica còn được biết đến là tấm mica acrylic, là một loại nhựa dẻo. Tuy nhiên, mái che từ vật liệu mica không quá thông dụng. Tấm mica có một số ưu điểm như sau:
- Có trọng lượng nhẹ và khả năng lấy sáng đến 98%.
- Chịu được nhiệt độ cao và không dẫn nhiệt.
- Màu sắc phong phú với bề mặt phẳng min, óng ánh.
- Dễ gia công, ứng dụng được trong nhiều công trình khác nhau.
Nhược điểm của tấm lấy sáng mica là:
- Dễ bị trầy xước.
- Dễ bị phai màu khi chịu tác động của thời tiết trong thời gian dài.
Mái che lấy sáng bằng kính cường lực
Bên cạnh các vật liệu nhựa, kính cường lực cũng là một loại vật liệu lợp mái che phổ biến. Mái che kính thường được sử dụng trong lợp mái che giếng trời, mái hiên,…
Ưu điểm của mái che kính cường lực là:
- Có khả năng truyền sáng gần như tuyệt đối, giúp không gian nhận được tối đa nguồn sáng tự nhiên.
- Có độ bền cao, điều chỉnh được khúc xạ và chống chọi được với mọi điều kiện thời tiết.
- Tính thẩm mỹ cao.
Kính cường lực giúp mái che đạt được tính thẩm mỹ cao
Tuy nhiên, sử dụng kính cường lực làm mái che lấy sáng sẽ có một số nhược điểm sau:
- Giá thành khá cao so với các loại vật liệu khác.
- Trọng lượng nặng nên sẽ gặp khó khăn trong di chuyển và thi công, lắp đặt.
Kích thước mái che lấy sáng thông dụng
Sau đây là bảng kích thước mái che lấy sáng tiêu chuẩn. Ngoài ra bạn cũng có thể yêu cầu đơn vị cung cấp sản xuất mái che với kích thước theo yêu cầu.
Chiều rộng (mm) | Chiều dài (mm) |
350 | 1000 hoặc 3000 |
450 | 1000 hoặc 3000 |
550 | 1000 hoặc 3000 |
650 | 1000 hoặc 3000 |
1000 | 1200 hoặc 5000 |
1270 | 1500 hoặc 4500 |
1500 | 1800 hoặc 4500 |
1870 | 2000 |
Hướng dẫn lắp đặt mái che lấy sáng
Khi tiến hành lắp đặt mái che lấy sáng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và phụ kiện cần thiết như: thang, máy khoan, cưa, keo silicone, khung nhựa, ốc vít, nẹp,… Trong quá trình lắp đặt, bạn cũng cần thực hiện các biện pháp an toàn và sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động. Cách lắp đặt mái che lấy sáng được tiến hành như sau:
- Bước 1: Dùng ốc xi mạ bắt tường
Dùng mũi khoan có đường kính bằng với đường kính ốc xi mạ bắt tường, chiều sâu lỗ khoan bằng chiều sâu của ốc xi mạ.
Sau đó, đưa ốc xi mạ bắt tường vào lỗ khoan rồi dùng búa đóng ốc xi mạn đến độ sâu cần thiết. Vặn ốc cho đến khi chúng đủ cứng và chắc chắn.
- Bước 2: Lắp khung nhựa PC gia cường và thanh nhôm kẹp tấm PC. Sau đó, dùng bút đánh dấu lên thanh nhôm và cưa chỗ vừa đánh dấu.
- Bước 3: Đẩy thanh nhôm kẹp tấm PC đến sát tường và lắp ống nhôm chính phía trước.
- Bước 4: Lắp tấm polycarbonate. Lưu ý, tháo lớp màng bảo vệ tấm poly trước khi lắp. Sau đó, hãy gài thanh kẹp bằng cách điều chỉnh tấm poly và ống nhôm chính.
- Bước 5: Bắt vít cố định tấm lấy sáng và các ống nhôm.
- Bước 6: Lắp nẹp viền và dùng keo silicone để bịt kín phần tiếp giáp giữa mái che và tường.
Mái che lấy sáng là sự chọn hoàn hảo cho không gian của gia đình cũng như là các công trình hiện đại. Vật liệu làm mái che rất đa dạng, đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng. Nếu muốn tìm các tấm lấy sáng cho không gian, hãy liên hệ ngay với Công ty Nhựa Nam Việt – đơn vị uy tín trong cung cấp và thi công mái che lấy sáng.